Nguyên nhân 1: Canh tác nông nghiệp hiện đại

Nguyên nhân chính thu hẹp môi trường sống của ong

 

Phun thuốc trừ sâu diện rộng.

 

Trong thế kỷ qua, phương pháp canh tác nông nghiệp và các ngành công nghiệp hiện đại dần thay đổi. Điều này tạo ra các yếu tố làm tổn hại đáng kể đến sức khỏe các loài thụ phấn bao gồm ong.

Thụ phấn là một hoạt động quan trọng mà loài ong đã làm giúp loài người. Khám phá ở đây thụ phấn là gì.
Hãy lùi một bước lịch sử và đi vào thời điểm sau Thế chiến II. Trong thời đại này, chúng ta bắt đầu một cuộc cách mạng nông nghiệp và thay đổi tập quán canh tác. Điều này giúp sản xuất nhiều lương thực hơn, đồng thời, giảm thiểu chi phí sản xuất.

Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn ở bên dưới những yếu tố chính của ngành nông nghiệp hiện đại .

1. Biến những vùng đất màu mỡ thành “sa mạc của loài ong”

 

Sau Thế chiến II, các khu vực có đất đai màu mỡ được chuyển đổi mục đích. Chúng trở thành các thị trấn, đất trồng trọt hoặc chăn nuôi.

Sự chuyển đổi này khiến ong và côn trùng thụ phấn mất đi nguồn thức ăn quan trọng. 1.

 

Tại sao những vùng đất màu mỡ rất quan trọng đối với ong?

 

Đất đai màu mỡ tạo điều kiện nhiều loài thực vát tự nhiên sinh sôi và phát triền. Sự đa dạng thực vất này là nguồn thức ăn quan trọng cho côn trùng thụ phấn, bao gồm ong. Càng nhiều loại phấn hoa và mật hoa sẽ càng đảm bảo đủ dinh dưỡng và tăng cường miễn dịch cho bầy ong.

 

Các loài ong hoang dã và các loài thụ phấn khác thì sao?

 

Môi trường sống mất đi cũng ảnh hưởng đến nhiều loài thụ phấn khác như: ong rừng, bướm và ruồi. Các loài ong hoang dã phụ thuộc vào sự tồn tại của một số ít loài thực vật hoang dại. Trong khi ong mật có thể sử dụng nhiều loại thực vật khác nhau làm nguồn cung cấp thức ăn. Do đó, mất môi trường sống có thể gây những hậu quả nghiêm trọng đối với ong hoang dã hơn là ong mật.

2. Sử dụng phân bón hóa học thay vì trồng cây che phủ

 

Bạn có biết đến cỏ linh lăng và cỏ ba lá?

clover

Cỏ ba lá.

alfalfa

Cỏ linh lăng.

Tác dụng của cây che phủ

 

Cây che phủ được sử dụng làm phân bón tự nhiên với nhiều lợi ích cho đất nông nghiệp và cây trồng. Sự hiện diện của chúng làm tăng các chất dinh dưỡng trong đất. Cỏ ba lá và cỏ linh lăng là ví dụ của cây che phủ.

Không chỉ giữ cho đất và nước ngầm sạch, chúng là nguồn thức ăn cho ong và các loài thụ phấn. 2.

Trước Thế chiến II, cây che phủ được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp. Tuy nhiên sau chiến tranh, các ngành công nghiệp nông nghiệp bắt đầu sử dụng phân bón tổng hợp. Điều này khiến cây trồng che phủ không còn cần thiết nữa. Thiếu cây trồng che phủ dĩ nhiên loài ong mất đi 1 nguồn dinh dưỡng thiết yếu.

Sự thay thế này thực sự là một ý tưởng tồi tệ cho loài ong và côn trùng thụ phấn. Hơn nữa, hiệu quả của cách làm này còn đang tranh cãi.

 

Phân bón tổng hợp, lợi bất cập hại

 

Hãy cùng tìm hiểu tại sao chúng ta bắt đầu sử dụng phân bón tổng hợp. Không giống như phân bón hữu cơ (chất thải động vật, tàn dư cây trồng, phân bón và cây che phủ), phân bón tổng hợp có tác động ngay lập tức lên đất. Đặc biệt quan trọng đối với cây chết hoặc suy dinh dưỡng. Bạn chỉ cần bón loại phân này và hiệu quả hầu như ngay lập tức và có thể nhìn thấy được. Hãy tưởng tượng, nó giống như một chất lỏng ma thuật điều chỉnh sự mất cân bằng trong chớp mắt. Sau Thế chiến II, việc sử dụng phân bón tổng hợp đã làm tăng năng suất cây trồng lên rất nhiều. Chính điều này mở đường cho một cuộc cách mạng nông nghiệp mạnh mẽ3.

Nếu sử dụng phân bón tổng hợp có ích cho nông nghiệp, tại sao chúng ta lên án việc này?

Vấn đề của phân bón tổng hợp nằm ở chỗ các thành phần hóa học của nó có hại cho đất. Phân bón tổng hợp có thành phần phổ biến là nitơ, phốt phát hoặc kali. Những chất này gây tổn hại cho đất vì:

  1. Các vi sinh vật có lợi trong đất bị tiêu diệt bởi những chất này. Các loài này giúp chuyển hóa chất thải hữu cơ từ động, thực vật thành chất dinh dưỡng trong đất.
  2. Đáng lo ngại hơn, những chất này thấm sâu vào mạch nước ngầm! Khi ở trong nước ngầm, chúng cũng sẽ gây ô nhiễm nước ở sông, hồ và các hệ sinh thái dưới nước khác.

3. Sử dụng thuốc diệt cỏ

 

Từ đó đến nay, hệ thống canh tác hiện đại đã có một kẻ thù khác, cỏ dại!
Và thế là chúng ta bắt đầu sử dụng thuốc diệt cỏ khi làm nông. Thật không may việc này đem lại hai mối nguy lớn.
Đầu tiên là tiêu diệt nhiều loại cỏ dại có hoa cung cấp nguồn thức ăn cho ong.

Tiếp theo, và tệ hơn là các loại hóa chất này có mức độ độc hai rất cao. Chúng độc hại cho toàn bộ môi trường, bao gồm cả thế giới côn trùng. Ví dụ, glyphosate, thường được quảng cáo trên phương tiện truyền thông, không giết chết ong. Tuy nhiên hóa chất này làm suy yếu nghiêm trọng khả năng thu thập mật hoa hoặc khả năng định hướng của chúng. Do đó những con ong mật không thể thu mật và/hoặc không thể quay về với bầy ong được nữa. Chính điều này thường giết chết toàn bộ đàn ong,4.

4. Xu hướng độc canh cây trồng

 

Bạn đã bao giờ nhìn thấy hình ảnh của các nông trại bạt ngàn nhưng chỉ trồng 1 loại cây duy nhất? Cây hạnh nhân ở California, cây cải dầu ở Đức, hay cây cà phê ở Việt Nam là ví dụ.

Cây cà phê ở Việt Nam.

Cây hạnh nhân ở California.

Cây cải dầu ở Đức.

Cây bông ở Ấn Độ.

Cả hai trang trại hạnh nhân ở California và cây cải dầu ở Đức đại diện cho mô hình độc canh quy mô lớn của của nền nông nghiệp hiện đại.

 

Độc canh là gì?

 

Độc canh là canh tác hoặc gieo trồng một loại cây duy nhất trên đất tại một thời điểm. Nó trái ngược với đa canh, là trồng nhiều hơn một loại cây trong cùng lúc. 5.

Tại sao chúng ta có xu hướng phát triển độc canh hơn là đa canh?

Bởi vì độc canh giúp tiết kiệm chi phí lớn trong trồng và thu hoạch.

 

Vấn đề của độc canh là gì?

 

  • Giảm sự đa dạng nguồn thức ăn của côn trùng thụ phấn.

Trong thập kỷ qua, độc canh ngày càng trở nên phổ biến khắp nơi. Các trang trại đa canh lớn trước đây giờ đã có hàng ngàn mẫu đất canh tác độc canh. Thời kỳ ra hoa của cây thường mỗi năm một lần chỉ kéo dài trong vài tuần. Trong thời kỳ này, ong có khả năng sống và tồn tại vì nguồn thức ăn dồi dào có sẵn.

Chuyện gì xảy ra trong thời gian còn lại của năm?

Trong thời gian còn lại của năm khi không còn hoa nữa, điều ngược lại xảy ra. Vùng đất độc canh trở thành sa mạc chết và là nghĩa địa cho bất kỳ loài côn trùng thụ phấn nào.

  • Những vùng độc canh cây trồng có hoa dành cho côn trùng thụ phấn thì sao?

Mặc dù cung cấp thức ăn cho côn trùng thụ phấn nhưng là một nguồn cung cực kỳ đơn điệu và nghèo nàn về dinh dưỡng. Trong khi ong đòi hỏi sự đa dạng về các loại hoa để đảm bảo sức khỏe của cả bầy. Cũng giống như con người chúng ta vậy. Thử tưởng tượng nếu bạn chỉ ăn cơm trắng hoặc trong suốt quãng đời còn lại, cơ thể bạn sẽ có nhiều vấn đề vì thiếu hụt dinh dưỡng!

Vì vậy, trong ngắn hạn, độc canh làm giảm sự đa dạng và chất lượng thức ăn của loài ong. Do vậy đó là một trong những nguyên nhân chính làm mất đi môi trường sống và dẫn tới sự tuyệt chủng của loài ong.

  • Giảm số lượng và sự đa dạng của côn trùng thụ phấn.

Có một vấn đề khác gây ra bởi độc canh cây trồng. Hãy tưởng tượng một vùng đất chỉ có một loại cây mọc lên. Liệu một loài động vật hay thực vật có thể tồn tại một cách đầy đủ ở một nơi như vậy không? Câu trả lời đơn giản là không.

Hệ động vật biến mất không ảnh hưởng nhiều đến cây thụ phấn bằng gió như ngô và ngũ cốc. Do những loại thực vật này tự thụ phấn, chúng không cần các loài thụ phấn để sinh sản.

Tuy nhiên, các loài thực vật thụ phấn nhờ côn trùng như nhiều loại trái cây, các loại hạt và rau thì không may mắn như vậy. Những loại này cần sự tác động của động vật (côn trùng) để giúp thụ phấn. Vì vậy, nếu các loài này hoàn toàn biến mất, thì những loại thực vật này bị ảnh hưởng nhiều. Ví dụ, hạnh nhân và táo không thể phát triển từ hoa hạnh nhân hoặc hoa táo nếu không có con ong nào hỗ trợ việc thụ phấn.

Tóm lại: Để đảm bảo năng suất cây độc canh thụ phấn bằng côn trùng sẽ cần rất rất nhiều ong.

Vậy nhân loại đã phát minh ra điều gì để giải quyết vấn đề này?

Chúng ta đã tạo ra hình thức nuôi ong di cư.

5. Nuôi ong di cư

 

migratory beekeeping

Một xe tải chở 440 tổ ong đi đến cánh đồng hoa tiếp theo.

 

Phương thức này hoạt động dựa trên nguyên tắc di chuyển các tổ ong theo mùa. Các tổ ong được vận chuyển đến vùng đất canh tác đang trong mùa hoa. Sau khi việc việc thụ phấn hoàn thành, chúng sẽ được huyển đi nơi khác.

Những con ong thương mại được vận chuyển trên những quãng đường dài tới các cánh đồng hoa khác nhau.
Vào tháng 2 năm 2016, có 2,66 triệu đàn ong được nuôi ở Mỹ. Trong đó 1,8 triệu (hơn một nửa số tổ ong) đã được vận chuyển đến California để thụ phấn cho cây hạnh nhân.6

Thực phẩm của chúng ta được đảm bảo nhờ những con ong chăm chỉ thụ phấn. Tuy nhiên, chúng phải tiếp xúc với một thứ thậm chí nguy hiểm hơn:

6. Điều cuối cùng nhưng không kém quan trọng: thuốc trừ sâu

 

pesticides and bees

Những con ong tiếp xúc với thuốc trừ sâu làm xáo trộn các kết nối hóa học trong não của chúng.

 

Thuốc trừ sâu được coi là một bước ngoặt lớn trong nền nông nghiệp, phổ biến sau Thế chiến II.

Thuốc trừ sâu thường bị nghi ngờ là nguyên nhân gây ra cái chết của loài ong. Nhiều loại thuốc trừ sâu được sử dụng trên cây trồng thụ phấn của ong và rất độc hại đối với loài ong. Khi thụ phấn cho cây, chúng phải tiếp xúc với thuốc trừ sâu như neonicotinoids cũng như nhiều loại khác.

 

Tại sao chúng ta sử dụng thuốc trừ sâu?

 

Như đã được đề cập ở trên, độc canh không tạo ra một hệ sinh thái lành mạnh. Do đó, hình thức này làm cây thiếu khả năng tự vệ chống lại côn trùng xâm nhập. Để dễ hình dung, chúng ta chỉ ăn duy nhất một loại thức ăn, không có trái cây và rau quả (hoặc tương đương). Điều này dẫn đến việc cơ thể chúng ta sẽ bị thiếu vitamin và khoáng chất; khiến hệ thống miễn dịch suy yếu tạo điều kiện cho vi khuẩn và vi rút xâm nhập.

Độc canh dẫn đến sự mất cân bằng về số lượng và đa dạng của các loài côn trùng. Chính điều này dẫn đến việc phải sử dụng thuốc trừ sâu để loại bỏ những loài có hại cho cây trồng.

 

Điều gì xảy ra nếu ong tiếp xúc hoặc ăn phải hay mang theo thuốc trừ sâu trên mình?

 

Nông dân thường phun thuốc trừ sâu vào buổi sáng, thời điểm ngay trước khi những con ong rời tổ. Việc làm này khiến cho chúng bị nhiễm thuốc trừ sâu.

Thuốc trừ sâu có thể hoà tan trong nước và ngấm vào toàn thân của thực vật. Nghĩa là côn trùng có thể bị phơi nhiễm với thuốc trên toàn bộ các bộ phận của thực vật, bao gồm phấn hoa và mật hoa.

Khi đánh giá mức độ gây tử vong của thuốc trừ sâu, liều lượng khiến ong tử vong được tập trung nghiên cứu. Tuy nhiên, thực tế các liều dưới mức tử vong lại dẫn đến các vấn đề cho nguyên bầy ong.

Thuốc trừ sâu với liều dưới mức tử vong không làm chết nhưng gây xáo trộn giao tiếp hóa học trong não côn trùng. Điều này dẫn đến sự mất phương hướng, xáo trộn trong giao tiếp (giao tiếp nhảy) và nhìn chung làm cho chúng yếu đi. Đặc biệt là ong thợ, khi bị dính thuốc, chúng mang được ít thức ăn về tổ hoặc có khi không thể tìm đường quay trở lại tổ, làm giảm lượng mật ong cho cả bầy và khiến cho sự sống sót của bầy ong trở nên nguy kịch7.

Điều đáng ngạc nhiên là, neonicotinoids – nhóm thuốc trừ sâu phổ biến nhất hiện được sử dụng trong nông nghiệp góp phần cho ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ đô la ở cả Hoa Kỳ và Châu Âu.

Thông thường các nhà sản xuất thuốc trừ sâu cũng chính là các công ty sản xuất ra phân bón và hạt giống.

 

Tóm lại:

 

Cái giá của sự “tiến bộ” trong nông nghiệp đã khiến cho cuộc sống của ong và các loài thụ phấn khác trở nên khốn khổ. Thực chất, sự tiến bộ này làm cho điều kiện sống của hệ động thực vật ngày càng tồi tệ.

Đất màu mỡ bị khai thác cho hoạt động, canh tác độc canh và chuyển thành khu vực sinh sống của con người. Điều này đã thu hẹp không gian sinh sống của loài ong.

Sử dụng phân bón công nghiệp thay cho cây che phủ làm hững loài cây quan trọng nhất cho sự sống của côn trùng biến mất.

Thêm nữa, chúng ta đầu độc đất đai và cây trồng bằng thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ để loại bỏ những loài côn trùng và cỏ dại không mong muốn.

Và trên hết, các tổ ong được lên xe tải để di chuyển trên một quãng đường dài giữa các vườn hoa độc canh để thụ phấn.

Loài ong đang phải vật lộn để sống sót, và nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đã quá rõ ràng.