Nguyên nhân thứ 6: biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu là một yếu tố quyết định đối với sự sinh tồn của loài ong

Sự nóng lên toàn cầu đang gây ra những thay đổi lớn trong các kiểu thời tiết. Và những thay đổi này có thể liên quan đến sự suy giảm của các loài thụ phấn ở một số khu vực nhất định và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại của bầy ong1.

Ong mật và các loài thụ phấn khác bị ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau khi thời tiết và biến đổi khí hậu dấn đến các vấn đề như:

  • Thay đổi môi trường phát triển của thảm thực vậtdẫn đến sự tăng hoặc giảm khả năng thu hoạch và phát triển của các bầy ong
    .
  • Thay đổi vùng phân bố của ong mật, làm phát sinh các mối quan hệ cạnh tranh với các loài mới, cũng như các loài ký sinh trùng, mầm bệnh mới..

Nếu loài người là sinh vật gây ra sự thay đổi này thì chính chúng ta cũng phải chịu trách nhiệm cho việc bảo tồn loài ong.

Sự thay đổi của thảm thực vật ảnh hưởng đến loài ong như thế nào?

 

Khí hậu ảnh hưởng đến sự phát triển của hoa và mật hoa và sản xuất phấn hoa, những nguồn lương thực ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động thu hoạch và phát triển của các bầy ong.

Ví dụ: sự thiếu hụt phấn hoa do hạn hán vào mùa thu sẽ làm giảm lượng phấn hoa thu được, do đó làm giảm nguồn thức ăn của ong trong mùa đông, làm cơ thể chúng suy yếu và khiến chúng dễ bị ký sinh trùng tấn công hơn.

 

Dưới đây là một số ví dụ về mối tương quan trực tiếp giữa loài ong với sự thay đổi của hệ thực vật:

 

  • Các loài hoa trở nên “kém hấp dẫn” hơn: sự thay đổi thời tiết gây ra lượng mưa quá mức sẽ làm loãng bớt mật hoa của một số loài hoa (đặc biệt là cây keo), làm chúng không còn thu hút ong mật nữa. Hậu quả dẫn đến sự thiếu nguồn thức ăn cho bầy ong. 
  • Khí hậu khô có thể cản trở việc sản xuất mật hoa:: khí hậu cực kỳ khô sẽ làm giảm lượng mật hoa cho ong mật thu hoạch. Điều tương tự cũng xảy ra đối với hạn hán kéo dài và thời kỳ nắng nóng do thay đổi thời tiết. Ví dụ, hoa oải hương không tạo ra mật hoa khi thời tiết quá khô, điều này khiến việc thu hoạch của bầy ong trở thành một vấn đề nan giải.
  • Các loài côn trùng tiết dịch ngọt cũng phụ thuộc vào khí hậu: dịch ngọt được tạo ra bởi các côn trùng khác sống trên một số loài thực vật cũng chịu ảnh hưởng của khí hậu. Ví dụ, sự phát triển và tăng trưởng của quần thể rệp balsam đòi hỏi những điều kiện rất đặc biệt. Dịch ngọt của chúng rất hấp dẫn đối với loài ong mật ở Alsace, Pháp. Nếu thời tiết ở các khu vực này bị thay đổi, sự sinh trưởng của các loài sản sinh dịch ngọt cũng bị xáo trộn và có thể biến mất. Kết quả là những con ong của những khu vực này sẽ bị thiếu dịch ngọt, mà đây có thể là nguồn thức ăn chính của chúng2.
  • Các vùng khô hơn có thể bị thiếu hoa: Theo dự đoán biến đổi khí hậu, các vùng sa mạc sẽ trở nên khô hơn, dẫn đến sự biến mất của các ốc đảo và ong mật ở đây. Ở một số khu vực quanh chân đồi California, các loài thực vật bản địa phổ biến trước đây không còn cung cấp thức ăn cho ong vào mùa thu nữa do biến đổi khí hậu.

Mối quan hệ giữa ong và bệnh dịch và các loài ký sinh thay đổi ra sao do biến đổi khí hậu?

 

Đoạn này liên quan đến sự phân bổ và tương tác của ve Varroa, vi khuẩn hôi của Mỹ và châu u, Nosema và các loại virus và ve khác gây nguy hiểm cho sự sống của loài ong.

Các đàn ong mật bị nhiễm bệnh bởi nhiều loại bệnh và ký sinh trùng, bao gồm cả những loài ngoại nhập như Varroa, vi khuẩn hôi của Mỹ và châu u, Nosema và các loại virus và ve khác.
Một số bệnh và ký sinh trùng phát triển tốt hơn trong những môi trường nhất định. Ở bất cứ nơi nào xảy ra sự thay đổi bất thường của khi hậu, như khô hơn hoặc ẩm hơn, thì những mầm bệnh này đều có thể phát triển nhanh hơn và lan rộng hơn.

Ví dụ, bệnh phấn rôm sùi gây ra bởi nấm Ascosphera apis, phát triển chủ yếu trong môi trường ẩm ướt và có thể lan rộng khi hệ sinh thái trở nên ẩm hơn do biến đổi khí hậu3.

biến đổi khí hậu ảnh hưởng như thế nào đến các loài xâm lấn mới?

 

Sự sinh tồn của ong mật cũng có thể trở nên nguy kịch khi bị những kẻ săn mồi mới xâm chiếm môi trường sống của chúng.

rong nguyên nhân số 5, chúng ta đã tìm hiểu về loài ong vò vẽ châu Á, nhưng cũng có những loài đe dọa khác. Một loài chim ăn côn trùng và ong, có nguồn gốc ở khu vực Địa Trung Hải đã mở rộng phạm vi sinh sống, đã gây một số tác hại cho người nuôi ong.

Rồi đến loài bọ cánh cứng nhỏ (Aethina tumida), có nguồn gốc ở Nam Phi và phát triển trong các đàn ong mật yếu nhất. Ký sinh trùng xâm nhập vào Hoa Kỳ, có lẽ từ trên các loại trái cây có múi mà bọ cánh cứng cũng có thể sinh sống. Những loài này đã gây thảm họa cho những người nuôi ong ở Mỹ, đặc biệt là ở các khu vực nóng và ẩm ướt. Cho đến nay, khí hậu lạnh đã cản trở sự phân bố bọ cánh cứng. Biến đổi khí hậu gây ra sự gia tăng nhiệt độ sẽ mở rộng phạm vi sinh trưởng của chúng.

 

Kết luận:

 

Mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu và sự sống còn của loài ong và các loài côn trùng thụ phấn có thể không mấy rõ ràng, nhưng không thể bỏ qua.

Toàn bộ hệ quả chưa được nhận biết rõ ràng trong hiện tại nhưng có thể thấy rõ hơn trong tương lai, và khi đó đã quá muộn để có thể khắc phục. Nó có thể còn mạnh hơn cả tác động của các nguyên nhân được đề cập trước đây, ví dụ: phương pháp canh tác nông nghiệp hiện đại hoặc các dịch bệnh và ký sinh trùng, dù nguyên nhân này dẫn đến hậu quả ngay lập tức và rõ ràng hơn.