Nguyên nhân 3: phương pháp nuôi ong

 

migratory beekeeping

Một xe tải chở 440 tổ ong đi đến cánh đồng hoa tiếp theo.

 

Hiểu biết sai, thiếu nhận thức, và lòng tham của con người đã khiến việc nuôi ong bị lệch lạc. Điều này dẫn đến một số phương pháp nuôi ong tiêu cực làm tổn hại không nhỏ đến bầy ong.

Hậu quả là ong bị suy yếu hệ miễn dịch, không thể tự vệ trước các bệnh dịch và ký sinh trùng (nguyên nhân số 2).

Những phương pháp này bao gồm nuôi ong di cư, cho ong ăn thức ăn nhân tạo, xử lý hóa học và buôn bán ong giữa các quốc gia1.

 

Nuôi ong di cư cho mục đích thương mại là gì?

 

Quan hệ mật thiết giữa nuôi ong di cư và độc canh

 

Lợi nhuận chủ yếu của những người nuôi ong quy mô lớn đến từ dịch vụ thụ phấn. Họ cho nông dân canh tác độc canh thuê các bầy ong. Ở các trang trại độc canh, việc thụ phấn chỉ cần thiết trong mùa sinh trưởng ra hoa của cây. Mùa này chỉ kéo dài vài tuần và phần còn lại của năm, ong không còn nguồn thức ăn nữa.

Đây là những nơi mà người nuôi ong di cư sẽ đến.

Những chuyến xe tải chất đầy những tổ ong chồng chất nhau chạy quanh nước Mỹ trong nhiều tháng. Ước tính gần hai phần ba (!) trong số 2,4 triệu tổ ong ở Hoa Kỳ được vận chuyển cho mục đích thụ phấn. 2

Nuôi ong di cư tác động xấu tới bầy ong ra sao

 

Vận chuyển đường dài tác động xấu lên ong do thay đổi nhiệt độ và nguồn thức ăn tự nhiên. Hơn nữa, các bầy ong này thường được bổ sung xi-rô ngô có hàm lượng fructose cao có hại vào chế độ ăn. Điều này gây căng thẳng và ức chế sự miễn dịch của ong.

Một nghiên cứu gần đây đã so sánh sự lây lan của virus ở những bầy ong di cư với những bầy ong được nuôi cố định tại địa phương. Kết quả cho thấy những con ong di cư bị nhiễm trùng thường xuyên hơn, thậm chí gấp ba lần. So với các bầy ong cố địng, lượng ong mật biến mất nhiều hơn ở các bầy ong di cư. Một số người nuôi ong di cư đã mất tới 90 phần trăm ong trong tổ của họ.3.

Ngoài ra, việc di chuyển tổ ong có thể làm bệnh tật dễ lan rộng hơn. Một tổ ong bị nhiễm bệnh có thể truyền bệnh khi tương tác với những con ong mật địa phương trên các cánh đồng.

Tuy nhiên, có những người nuôi ong không sống trong một khu vực có nguồn hoa đa dạng. Vì vậy họ dời tổ ong đến nơi có nguồn thức ăn tốt hơn, đảm bảo sức khỏe của chúng. Đây là một hình thức nuôi ong di cư tích cực và cần thiết ở một số khu vực.

Tối ưu nhất vẫn là không nên di chuyển bầy ong.

 

Nuôi ong nhân tạo là gì?

 

Thức ăn tự nhiên duy nhất cho ong mật là từ mật và phấn hoa mà chúng tự thu được. Nguồn thực phẩm này chứa các chất dinh dưỡng quan trọng giúp tối ưu hóa sức khỏe của bầy ong. Chúng là sự hòa trộn phong phú của các chất béo, protein, vitamin và khoáng chất.
Những con ong thường rất cẩn thận trong việc thay đổi chế độ ăn uống của chúng. Ong không ngại bay xa hơn để tìm những loài hoa cần thiết. Chúng lựa chọn nhiều loại mật hoa và phấn hoa khác nhau dựa trên tình rạng hiện tại của tổ ong (như vi rút, bệnh tật, số lượng ấu trùng, tình trạng của ong chúa, v.v.).

Ngày nay, đa số ong nuôi được cho ăn mật nhân tạo làm từ xi-rô ngô có hàm lượng fructose cao (HFC) hoặc hỗn hợp nước đường. Không như mật và phấn hoa, nguồn thực phẩm này không có bất kỳ dinh dưỡng cần thiết nào. Tất nhiên là chế độ dinh dưỡng nghèo nàn như vậy sẽ dẫn tới sự suy yếu của đàn.

 

Thiếu đa dạng gen di truyền

 

Một số nhà nghiên cứu tin rằng sự thiếu đa dạng gen di truyền làm loài ong bị suy yếu.

Việc nuôi ong là một ngành công nghiệp lợi nhuận lớn. Nhiều người nuôi ong bắt đầu bằng cách mua một con ong chúa. Hầu hết những con ong được nuôi ở Mỹ có nguồn gốc từ một số dòng ong chúa giới hạn. Có ý kiến ​​cho rằng nhóm gen giới hạn có thể là nguyên nhân làm suy giảm hệ thống miễn dịch cũng như khả năng sống sót của bầy ong.4. Điều này cũng khá giống với việc lai cận huyết ở rất nhiều động vật, bao gồm cả con người.

 

Quá nhiều tổ ong

 

Cũng như các loài vật nuôi khác, ong không thể phát triển mạnh nếu chúng bị quá tải. Hãy tưởng tượng trên một cánh đồng hoa có quá nhiều tổ ong phải cạnh tranh nguồn thức ăn với nhau. Nếu một trăm tổ ong được đặt vào một nơi có thức ăn chỉ đủ cho hai chục bầy, tất nhiên bầy ong không thể phát triển bình thường.5.

 

Điều trị bệnh bằng hóa chất

 

Ong mật ngày càng dễ bị nhiễm nhiều loại bệnh và ký sinh trùng. Điều này buộc người nuôi ong phải sử dụng các hóa chất mạnh để đối phó. Do đó, các loại thuốc diệt cỏ, thuốc diệt nấm và thuốc trừ sâu được sử dụng phổ biến bên trong và xung quanh tổ ong.

Ngoài ra, việc áp dụng các nguyên tắc quản lý dịch hại bất cẩn đã khiến thuốc trừ sâu và kháng sinh bị lạm dụng. Điều này dẫn đến sự kháng thuốc ở các loại ký sinh trùng như ve Varroa và vi khuẩn hôi Mỹ(Paenibacillus larvae).

 

Mua bán quốc tế

 

Mua bán ong mật và các sản phầm từ ong mật giữa các quốc gia tạo điều kiện cho sự lây lan toàn cầu của các mầm bệnh như ve Varroa, bọ cánh cứng (Acarapis woodi), Nosema, bọ cánh cứng nhỏ (Aethina tumida) và bệnh nấm phấn trắng (Ascosphaera apis)6.