Hướng dẫn phương pháp điều trị tự nhiên trong tổ ong

 Cách giúp ong chống lại ve Varroa

Hình ảnh một con ong với 2 con ve Varroa trên lưng

 

Được dịch bởi Huyền Trân
 

Những con ong đang gặp khó khăn trong một khoảng thời gian ngắn. Khắp nơi trên thế giới, phần lớn những người nuôi ong nhận thấy rằng đàn ong của họ chết với tỷ lệ rất đáng báo động. Có rất nhiều lý do đã được chỉ ra để giải thích cho hiện tượng này. Một số nguyên nhân liên quan đến các nhân tố bên ngoài, nghĩa là liên quan đến chính môi trường sống của loài ong. Các nguyên nhân bên ngoài thường được ủng hộ nhất là biến đổi khí hậu, môi trường sống mất cân bằng sinh thái, chứa thuốc trừ sâu, bệnh tật và các loại ký sinh trùng, điển hình là loài ve Varroa. Những người nuôi ong đang thử nghiệm một số phương pháp để chống lại loài ve nguy hiểm này.

Trong hướng dẫn này, chúng tôi liệt kê các phương pháp điều trị tự nhiên trong tổ ong chống lại ký sinh trùng và bệnh tật.

Varroa là cái gì?

Varroa là một loài ve ngoại ký sinh tấn bám vào cơ thể của ong mật và sinh sản trong đàn bằng cách đẻ trứng và ăn ấu trùng.

Ký sinh trùng Varroa được biết đến là nguyên nhân gây rối loạn phát triển não bộ. Ở mức độ xâm nhập cao, nó có thể là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự suy yếu của đàn ong, nhưng nó cũng là vật trung gian của một số loại virus.

Điều này có nghĩa là một đàn ong bị suy yếu bởi loài ve Varroa, có thể dễ dàng bị tấn công bởi các loại virus và bệnh khác.

Tùy thuộc vào điều kiện khí hậu, thiệt hại do ký sinh trùng Varroa gây ra xuất hiện từ mùa thu đến đầu mùa xuân trong giai đoạn chuyển tiếp mùa, dẫn đến sự suy yếu chung và thường làm cho đàn ong mất kiểm soát.

Mặc dù virus ong thường tồn tại dưới dạng lây nhiễm không rõ nguồn gốc và không gây ra dấu hiệu bệnh rõ ràng, nhưng chúng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của ong mật và rút ngắn tuổi thọ của ong bị nhiễm bệnh trong một số điều kiện nhất định.

Ngay cả khi có được sự chăm sóc phù hợp cũng không thể giữ cho đàn ong 100% không bị nhiễm ve Varroa và các loài sâu bệnh khác.

Ngoài ve Varroa và các virus liên quan đến ong mật, còn có nhiều loại sâu bệnh khác có thể ảnh hưởng xấu đến đàn ong bao gồm ký sinh trùng Nosema, các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn như bệnh hôi châu Mỹ (AFB), bệnh hôi châu Âu (EFB), bọ ve khí quản và các bệnh nấm.

Ngược lại với Varroa, một số trong số chúng, như Nosema, nhiễm vi rút hoặc bệnh hôi có thể làm đe dọa cả đàn ong trong suốt mùa xuân và mùa hè.

Người ta cũng dự đoán rằng trong vòng những năm tới hoặc thập kỷ tới, các loài gây hại hiện không có ở châu Âu như bọ cánh cứng tổ ong nhỏ (Aethina tumida) hoặc bọ ve Trolilaelaps có thể xuất hiện và lây lan. Kịch bản tương tự đã được quan sát trước đây với loài ve Varroa.

Nuôi ong có vai trò gì?

Nhiều thập kỷ thực hành nuôi ong sai phương pháp cũng để lại hậu quả nghiêm trọng trong “cuộc khủng hoảng ong” hiện nay. Bằng mọi giá năng suất là lựa chọn ưu tiên hàng đầu, lựa chọn rộng rãi này có thể đã gây ra sự mất đa dạng di truyền.

Do đó, những con mong được nuôi thương mại đã quá phụ thuộc vào việc sử dụng hóa chất, kháng sinh và không còn khả năng kháng cự lại một cách tự nhiên với các loại bệnh mới và những thách thức về môi trường.

 

Bernard Nicollet cho rằng phương pháp điều trị ve Varroa bằng hóa chất càng làm đàn ong yếu dần đi. Sau nhiều năm điều trị, Varroa thậm chí vẫn ở đó và thực trạng còn tệ hơn, dường như các phương pháp điều trị bằng hóa chất vô hiệu. Bernard đã giữ lại một vài đàn ong và để sang một bên cho quá trình chọn lọc diễn ra tự nhiên. Và cách làm này thực sự hiệu quả.

Thật không may, hầu hết những người nuôi ong đều làm ngược lại: Họ lựa chọn nhân giống và duy trì những con ong có năng suất cao nhưng yếu:

Trong nhiều thập kỷ, nếu không muốn nói là nhiều thế kỷ, những người nuôi ong đã chọn những ong chúa mà con cái tạo ra nhiều mật ong nhất. Tuy nhiên, cách chọn lọc này thiên về năng suất và không liên quan gì đến khả năng sống sót của loài ong với sâu bệnh.

Nhiều người bắt đầu nuôi ong cũng mua ong chúa và đàn ong từ những người đảm bảo sản lượng mật ong.

Bernard Nicollet , một người nuôi ong ở Pháp, giải thích rằng cách những người nuôi ong chúa chọn ấu trùng (thường dựa trên kích thước của chúng) lại rất khác với cách mà những con ong tự chọn theo ý chúng.

Mọi lựa chọn đều phải được trả giá. Chọn lọc nhân tạo ưu tiên năng suất đã làm mất đi tính đa dạng di truyền ở ong, điều này có hại cho khả năng thích nghi của loài ong với môi trường thực tế, một môi trường hay thay đổi và luôn rình rập những mối họa sâu bệnh mới.

Tổng quan hơn, nhiều chuyên gia nổi tiếng hiện nay đồng ý rằng sự tuyệt chủng của loài ong trên thực tế là kết quả của các yếu tố trên cộng lại. Trong thực tế, điều đó càng làm cho cuộc khủng hoảng loài ong trở nên tồi tệ hơn. Một số người ủng hộ việc sử dụng nhiều hóa chất, nhiều kháng sinh hơn và ngay cả kỹ thuật di truyền, trong khi những người nuôi ong bền vững cho rằng điều đó sẽ chỉ làm suy yếu đàn ong hơn nữa.

Với những nỗ lực chống lại các loại bệnh và ký sinh trùng, những người nuôi ong đã đưa ra bốn chiến lược tự nhiên.

Bốn cách tiếp cận để chống lại loài ký sinh trùng Varroa

1. Ưu tiên các loài ong bản địa

Ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới, những loài ong có khả năng kháng lại ký sinh trùng Varroa nhất định đã xuất hiện. Ở những khu vực biệt lập (thường là vùng nhiệt đới) không có người nuôi ong (và vì vậy không có phương pháp điều trị nào được áp dụng), áp lực chọn lọc trong tự nhiên đã tạo ra các quần thể ít nhiều đã thích nghi và đã phát triển mức độ kháng Varroa tự nhiên nhất định. Các đàn ong từ tự nhiên này có thể chứa các kháng nguyên có liên quan và có thể cho chúng ta các hướng lựa chọn khác.

Ví dụ như:

Ong Primorsky từ miền Đông nước Nga.

Ong trên các hòn đảo nhiệt đới như Antigua, Barbados và Mauritius (quần thể tự nhiên đã phục hồi sau khi bị hủy diệt bởi ký sinh trùng Varroa).

Ong Châu  Phi (lai tạp, được phát hiện một cách tình cờ ở Brazil, hiện nay đã có mặt ở Nam Mỹ và các vùng phía Nam Hoa Kỳ).

Ở châu Âu, một số nghiên cứu khác đã bắt đầu tìm kiếm một loài ong có sức kháng cự ve Varroa; thông qua các Chương trình Carnica AGT, Buckfast-Primorsky, Buckfast-Brandenburg, ong Elgon, Công ty con Lunden, Black Bee Texel, Black Bee France, Gotland, Tiengemeten, John Kefuss, Dự án Waterworks Dune, Dự án Las Palmas, Stichting de Duurzame Bij còn nhiều nghiên cứu khác.

 Ở Bắc Mỹ, ong chúa bị cấm nhập khẩu vì lý do sức khỏe. Rất ít người nuôi ong chúa quy mô lớn tìm tòi phát triển giống ong mới. Họ chỉ nuôi ong chúa từ một số con giống tốt nhất của họ và bán ra hàng trăm con, điều này làm giảm đi sự đa dạng di truyền của quần thể ong mật và chúng không đủ sức để phòng thủ các mầm bệnh khác nhau.

Ong mật ở Pháp hầu hết được được nhập khẩu từ các nước trên thế giới. Con lai giữa các chủng tộc, được lai tạo bởi ong chúa thụ tinh nhân tạo, có thể cho năng suất cao gấp đôi so với ong mật đen bản địa ( Apis mellifera mellifera). Do quá trình nhập khẩu và ô nhiễm di truyền những loài ong địa phương, ong mật ở Pháp ngày càng được lai tạo rộng rãi. Có những đàn ong  mật ở Pháp đã tồn tại hơn mười năm mà không cần bất kỳ biện pháp điều trị nào chống lại loài ve Varroa. Phát hiện này càng làm rõ hơn về loại ong có khả năng kháng ve Varroa tự nhiên. 

Mặt khác, các quốc gia ít nhập khẩu ong mật và chọn lọc tự nhiên và cho sinh sản, chẳng hạn như Đức và Hoa Kỳ, đàn ong mật của họ không có sức để chống lại ve Varroa.

Khi người nuôi ong mải chạy theo bài toán nâng cao năng suất, họ dường như không thể tìm ra nguyên nhân tại sao loài ong bị tuyệt chủng, và khi đã tuyệt chủng, họ bắt buộc phải sử dụng các loài ong nhập khẩu hoàn toàn. 

2. Hãy để đàn ong ăn những thứ chúng tạo ra trong tự nhiên

Kể cả những người nuôi ong bền vững, họ đều cho đàn ong ăn đồ ăn nhân tạo, không thể phủ nhận điều đó giúp ong rất nhiều.

Tuy nhiên, phấn hoa và mật ong vẫn là thức ăn tự nhiên của chúng và rõ ràng là tốt cho sức khỏe hơn so với xi-rô đường hoặc bất kỳ chất bổ sung thực phẩm nhân tạo nào khác.

Việc lấy đi quá nhiều chất dinh dưỡng mà chúng tạo ra để cho chúng ăn vặt không góp phần cải thiện khả năng chống lại bệnh tật và sâu bệnh của ong. 

Ong cũng giống chúng ta, những gì từ tự nhiên là tốt nhất.

3. Sử dụng khung nuôi ong không thanh cầu

Những con ong làm tổ một cách tự nhiên với nhiều kích cỡ to nhỏ khác nhau tùy thuộc vào kích thước cơ thể của chúng. Khi đặt giả thuyết rằng những con ong lớn năng suất hơn và có thể hút nhiều mật hoa hơn. Hầu hết các tổ ong sử dụng khung nuôi ong có thanh cầu rộng nhằm mục đích buộc những con ong chỉ là thành tổ các ô có kích thước lớn.

Nhưng những người nuôi ong bền vững quan sát và thấy rằng việc sử dụng tổ ong không có thanh gác cố định, giúp ong làm tổ với kích thước nhỏ hơn sẽ làm tăng sức đề kháng chống lại Varroa!

Khung nuôi ong không có thanh cầu giúp dễ dàng nghiền nát bánh tổ vào thời điểm thu hoạch, do đó cho phép loại bỏ bánh tổ cũ chứa đầy thuốc trừ sâu và các hợp chất có hại khác ra khỏi tổ ong. Thay bánh tổ thường xuyên vẫn là cách phòng ngừa tốt nhất chống lại bất kỳ loại bệnh tật nào.

Khung nuôi ong không có thanh cầu cho phép ong xây dựng các bánh tổ với các kích thước khác nhau đã được chứng minh là giúp chúng chống lại sự phá hoại của Varroa

4.  Sử dụng tinh dầu và axit formic

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Parasitology Research cho thấy rằng các đặc tính diệt ve (= giết chết các loài ve) của tinh dầu hoa oải hương, nguyệt quế và cỏ xạ hương có thể giúp chống lại sự xâm nhập của Varroa.

Tinh dầu được chiết xuất từ tự nhiên, vì vậy việc sử dụng chúng có vẻ là một giải pháp thay thế bền vững cho các hóa chất tổng hợp.

Tuy nhiên, tổ ong là một hệ sinh thái, cần có sự hiện diện của các vi sinh vật khác nhau để hoạt động diễn ra bình thường. Các hóa chất có trong tinh dầu có thể sẽ ảnh hưởng đến ong vì có thể giết chết những vi sinh vật này.

Bernard Nicollet cho rằng kiến và ong có một mối quan hệ cộng sinh nào đó, khi ông quan sát thấy một số tổ ong của ông đã bị những đàn kiến ​​nhỏ xâm chiếm và đàn ong này không bị ảnh hưởng bởi Varroa.

Trong những tổ ong không có kiến ​​và bị Varroa xâm nhập, Bernard làm bay hơi những tấm vải tẩm axit formic. Tuy nhiên, ông khuyên rằng sử dụng kỹ thuật này đòi hỏi kinh nghiệm và kiến ​​thức hoàn hảo về vòng đời của cả ong và ký sinh trùng.

Randy Oliver – Nhà sinh vật học cũng đề xuất sự thay thế của các loại tinh dầu và axit formic, vì nó cải thiện hiệu quả của việc điều trị.

Làm bay hơi các dải vải ngâm với axit formic được coi là một phương pháp điều trị ‘tự nhiên’ vì axit này cũng được tạo ra bởi kiến ​​đôi khi cư trú trong tổ ong.

Các hệ sinh thái rất phức tạp. Các nhà sinh thái học đã cảnh báo chúng ta rằng mọi thứ đều có mối liên hệ với nhau, chỉ cần một thay đổi không đáng kể đã ảnh hướng đển toàn bộ hệ thống. Xã hội luôn đặt năng suất và kinh tế lên hàng đầu bất chấp những hậu quả ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, cụ thể là sự tuyệt chủng của loài ong.

Các phương pháp mô tả trong bài được đúc kết từ những người nuôi ong bền vững hơn nhiều thập kỷ.

Trong chuỗi dự án Bee4Life, chúng tôi nỗ lực tìm cách để mang lại những con ong có khả năng kháng bệnh một cách tự nhiên. Cụ thể hơn, để cứu lấy bầy ong thay chúng ta phải đánh giá lại toàn bộ mối quan hệ của chúng ta với thiên nhiên, buộc chúng ta tiêu dùng một cách có ý thức hơn.

Chấp nhận tiêu dùng những loại thực phẩm có sử dụng thuốc trừ sâu một cách vô trách nhiệm là góp phần vào sự tuyệt chủng của loài ong. Đã đến lúc ngừng mua các tổ ong chỉ ưu tiên năng suất.                                                                                                                                                             Không có cách làm nào khác nhanh hơn để cứu lấy loài ong. Nếu ngoài kia có ai nói có cách nhanh hơn, chỉ là họ đang muốn bán cho bạn một thứ gì đó thôi.

Làm bay hơi các dải vải ngâm với axit formic được coi là một phương pháp điều trị ‘tự nhiên’ vì axit này cũng được tạo ra bởi kiến ​​đôi khi cư trú trong tổ ong.