Nguyên nhân 5: Những kẻ thù mới

Ong vò vẽ Châu á, kẻ thù mới ở Châu Âu

Dù gây ra nhiều điều tệ hại cho loài ong, con người không phải là kẻ thù duy nhất của chúng.

Ví dụ gần đây nhất về mối đe dọa mới đối với loài ong mật từ thế giới động vật được ghi nhận vào năm 2004:

Ong vò vẽ châu Á (Vespa velutina) được ghi nhận lần đầu tiên ở Pháp (quận Lot-et-Garonne). Chúng đã lan rộng ra trên 20 quận trong vòng 4 năm, trên một khu vực rộng 120.000 km. (Vespa velutina)1.

Có nguồn gốc từ Đài Loan và Ấn Độ, loài này đã chứng minh sự thích nghi hoàn hảo. Các bầy ong vò vẽ này phát triền nhanh chóng trong môi trường hoàn toàn mới ở châu Âu.
Hiện tại, người ta đã tìm thấy ba loài ong vò vẽ ở châu Âu:

  •      Ong vò vẽ châu Âu (Vespa crabro)
  •      Ong vò vẽ phương Đông (Vespa orientalis) ở Đông Nam Châu
  •      Ong vò vẽ châu Á (Vespa velutina) đang chiếm ưu thế ở phía tây nam nước Pháp.

Dù có những khác biệt về màu sắc, kích thước, nhưng ong mật luôn là con mồi của chúng. Tuy nhiên, ong vò vẽ châu Á hung dữ hơn nhiều so với những người chị em châu Âu.

 

Kẻ săn mồi xâm lấn mới xuất hiện gây một mối đe dọa nghiêm trọng đối với các loài thụ phấn địa phương, chủ yếu là ong mật.

 

Dưới đây là một ví dụ để hiểu được sự tàn bạo của một cuộc tấn công bởi ong vò vẽ:

Ở Nhật Bản, ong mật châu Âu thu hoạch được lượng mật ong nhiều hơn ong mật bản địa. Do vậy, chúng được ưa thích hơn bởi người nuôi ong. Nhưng những con ong châu Âu này không có khả năng tự vệ trước các cuộc tấn công của loài ong vò vẽ khổng lồ tại địa phương, một nhánh của loài ong vò vẽ châu Á. Khi một trong những con ong vò vẽ khổng lồ này tìm được tổ của đàn ong mật châu Âu, nó sẽ đánh dấu quanh khu vực đó bằng dịch tiết ra từ cơ thể, thu hút những người con ong vò vẽ cùng bầy đến tham gia tấn công.

Một con ong vò vẽ có thể giết chết bốn mươi con ong mật châu Âu chỉ trong một phút. Một nhóm 30 con có thể hạ gục toàn bộ tổ ong 30.000 con trong vòng chưa đầy bốn giờ2.

Sau khi tiêu diệt bầy ong mật, những con ong vò vẽ đem theo phần ngực ong mật và ấu trùng cướp được về tổ để nuôi ấu trùng của chúng. Đầu và các chi của ong mật bị bỏ lại như dấu tích của vụ thảm sát.

 

Tại sao ong vò vẽ tấn công ong mật?

 

Ong vò vẽ tấn công các đàn ong mật để nuôi bầy bằng protein từ ấu trùng ong mật và carbohydrate từ mật ong cướp được. Những con ong mật châu Á đã biết cách tự vệ bằng cách vây một đàn ong thợ xung quanh kẻ xâm nhập.Sau đó, chúng giết chết nó bằng cách gây sốc nhiệt. Một video đầy ấn tượng quay bởi kênh National Geographic về sự tự vệ này.

Ở châu Âu, loài ong mật bản địa có thể thực hiện hành vi tự vệ tương tự trước các loài ong vò vẽ bản địa. Tuy nhiên chúng không đủ khả năng chống trả loài ong vò vẽ từ Châu Á3.

Làm thế nào để ngăn chặn loài ong vò vẽ châu Á?

 

Việc loại bỏ loài ong vò vẽ châu Á dường như đã quá muộn. Nếu chính phủ các nước không thực hiện nhanh chóng các biện pháp quản lý và kiểm soát chặt chẽ, chúng sẽ sớm lan ra khắp các quốc gia ở châu Âu.

Để tránh sự lan rộng hơn nữa của ong vò vẽ châu Á, chúng ta phải hành động ở cấp độ toàn khu vực châu Âu và toàn cầu.

Dưới đây là các biện pháp được đưa ra:

– Duy trì xây dựng mạng lưới cảnh báo về loài ong vò vẽ
– Chống lại loài ong vò về bằng các loài bẫy. Đọc thêm trong bài viết của chúng tôi về bẫy ong vò vẽ.