Nông trại quy mô lớn: Liệu chúng ta có thể nuôi sống thế giới với permaculture?

Làm thế nào để sản xuất đủ thực phẩm mà không hủy hoại Trái Đất?

Rất nhiều người tự hỏi rằng liệu chúng ta có thể nuôi sống thế giới mà không phải chuyển sang mô hình nông nghiệp đại trà được không

Xu thế của nhân loại trong 70 năm trở lại đây đã dẫn đến những cánh đồng độc canh quy mô lớn, đòi hỏi phải bơm vào các loại hóa chất tổng hợp để có thể duy trì.

Thực tế là, việc chỉ có độc một loại cây được trồng trên một diện tích lớn (được gọi là nông nghiệp độc canh) sẽ nảy sinh 3 vấn đề lớn như sau.

 

1) Sâu bệnh

Một cánh đồng độc canh trở thành thiên đường cho những loại côn trùng vốn chỉ yêu thích đúng loại thực vật đó.

Khi thực phẩm trở nên dồi dào thì quần thể côn trùng cũng phình lên theo cấp số nhân, ngốn ngấu toàn bộ diện tích trồng trọt. Để ứng phó với điều này, người nông dân sử dụng các loại thuốc trừ sâu tổng hợp.

Những hóa chất này có nhiều vấn đề, bởi chúng không chỉ đầu độc các loại côn trùng không mong muốn mà còn đầu độc tất cả các loại côn trùng khác, kể cả côn trùng có lợi.

 

2) Cỏ dại

Cỏ dại sẽ mọc ở bất cứ nơi nào có đất, tuy nhiên đa số nông dân độc canh không ưa những loại thực vật này. Do đó họ sẽ dùng thuốc diệt cỏ tổng hợp để loại bỏ cỏ dại. Ta biết rằng thuốc diệt cỏ, bao gồm dòng Glyphosate rất phổ biến, là tác nhân đe dọa mạng sống của ong mật 1.

 

3) Đất nghèo

Hoa màu nhanh chóng hấp thụ tất cả các chất dinh dưỡng có trong đất. Trước đây người ta còn trồng xen canh hoa màu với các loại cây cố định đạm hoặc cây tích trữ dinh dưỡng. Trong nông nghiệp độc canh thì điều này hiếm khi xảy ra. Thay vào đó, người nông dân độc canh rải phân bón tổng hợp lên đất chỉ đơn giản vì nhanh tiện. Thời gian là tiền bạc. Các loại phân bón tổng hợp này làm suy giảm chất lượng đất và sức sống trong đất. Thêm vào đó, nhiều khi phân bón tổng hợp còn ngấm vào trong nước ngầm hay các thủy vực khác. Từ đó, chúng lại gây ra thêm nhiều vấn đề môi trường hơn nữa. “Vùng chết” tai tiếng ở Vịnh Mexico hay ảnh hưởng của độc canh mía đường đối với rạn san hô Great Barrier ở Úc là những minh chứng kinh khủng và rõ ràng nhất.

Cũng phải đề cập rằng đất đai là tài sản quan trọng nhất mà ta có để có thể sản xuất lương thực. Một cái cây khỏe mạnh giúp cung cấp thực phẩm lành mạnh chỉ có thể tồn tại được trên đất đai khỏe mạnh. Tiếc thay, những thực hành kể trên lại không làm giàu cho đất. Quá trình vắt kiệt dinh dưỡng từ đất và không bao giờ hoàn trả lại cũng tương đồng với việc “đào mỏ”. Hiển nhiên là khi chúng ta chỉ lấy đi và lấy đi, rồi chúng ta sẽ chẳng còn lại gì. Cho tới lúc này thì chuyện vẫn còn dễ hiểu.

 

 

Nhưng chưa hết. Nông nghiệp đại trà còn gây ra một vấn đề khủng khiếp khác. Tạp chí khoa học Biological Conservation2 (tạm dịch: Bảo tồn Sinh học) đã nhấn mạnh tầm ảnh hưởng của thâm canh hiện đại như một trong những động lực chính dẫn đến sự tuyệt chủng của ong cũng như các loài côn trùng khác.

Thuốc diệt côn trùng và thuốc diệt cỏ tổng hợp là nguyên nhân gây suy giảm số lượng và sự đa dạng của côn trùng, đặc biệt là loài ong.

Vì sao đây lại là tin xấu ư? Trong số hàng trăm loại cây trồng cung cấp lên đến 90% lượng thực phẩm mà con người tiêu thụ, có 35% nguồn thực phẩm chỉ tồn tại được nhờ các loài thụ phấn như ong, dơi, và các loài chim. Việc mất đi các loài côn trùng khiến cho an ninh lương thực của chúng ta bị đe dọa.3

Chúng tôi có viết sâu hơn về chủ đề này trong bài Nông nghiệp hiện đại – Nguyên nhân dẫn đến tuyệt chủng loài ong.

Vì sao lại xuất hiện xu hướng xây dựng những vùng độc canh quy mô lớn?

Một chuyến du hành nhỏ vào địa hạt kinh tế học

 

Những vùng độc canh lúa mì ngút tầm mắt tại Đức

 

Chúng tôi hứa là sẽ giải thích CỰC KỲ đơn giản thôi.

Chúng tôi đã nhắc đến việc xu thế gần đây đã dẫn đến sự xuất hiện những cánh đồng ngày càng rộng lớn hơn. Vì sao?

Là bởi với diện tích cây trồng ngày càng lớn, chúng ta có thể tận dụng cái gọi là “lợi thế kinh tế theo quy mô”:

Khi chuyển sang ngôn ngữ nông nghiệp, nó có nghĩa là: Cánh đồng của bạn càng lớn thì các khoản đầu tư máy móc càng khấu hao nhanh và bạn sẽ bù được các chi phí cố định càng sớm. Điều này có được là do các chi phí của bạn được dàn trải trên một số lượng lớn sản phẩm hoặc đơn vị bán ra thay vì trên một lượng nhỏ.

Tiếp theo, nếu bạn chia đều chi phí cố định cho một lượng lớn đơn vị bán ra – đơn vị nào tùy bạn – thì tỷ suất lợi nhuận của bạn sẽ cao hơn.

Ngược lại, nếu bạn chia chi phí lợi nhuận cho một lượng sản phẩm nhỏ hơn thì tỷ suất lợi nhuận của bạn cũng sẽ nhỏ theo.

Hay lắm, ta sẽ kiếm được nhiều tiền hơn với một cánh đồng lớn vì tỷ suất lợi nhuận của ta sẽ cao hơn.

Nhưng vì sao lại xuất hiện xu thế và gần như là một cuộc chạy đua để có được diện tích canh tác ngày càng lớn hơn?

But why is there a trend and almost a run to have a bigger field then?

-> Nếu tỷ suất lợi nhuận của bạn cao hơn, thì tiếp theo đó bạn cũng có thể dùng một thủ thuật khác để đảm bảo rằng mọi người sẽ chỉ mua từ bạn:

Về cơ bản, bạn có thể từ bỏ một phần lợi nhuận và hạ giá thành sản phẩm.

Bằng cách này, mọi người sẽ bị hấp dẫn bởi giá bán của bạn thay vì mức giá cao hơn từ đối thủ cạnh tranh.

Có khi đối thủ của bạn không thể hạ giá được, vì sao? Họ không có diện tích canh tác đủ lớn. Do đó bạn có thể đánh bật đối thủ của mình đơn giản vì bạn có thể đưa ra mức giá thấp hơn.

Đối thủ cạnh tranh của bạn có thể làm gì đây? Thường thì họ sẽ nhắm đến việc mở rộng diện tích canh tác. Việc này cứ thế tiếp diễn cho đến khi các nông dân lớn sở hữu diện tích canh tác lên đến hàng ngàn héc-ta/mẫu.

Đến đây, chúng tôi muốn nhắn gửi yêu thương một chút tới các nhà kinh tế học và nông học: Chúng tôi hiểu rằng lời giải thích chúng tôi vừa đưa ra cho hiện tượng mở rộng diện tích canh tác đã bị đơn giản hóa rất nhiều. Tuy nhiên, nó đáp ứng được mục đích trong phạm vi thảo luận của chúng tôi.

 

Kết luận là?

 

Tại thời điểm này, chủ nghĩa tư bản đang thống trị quy luật kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Giá cả, nhu cầu và ưu đãi quyết định cách mà một nền kinh tế vận hành. Thực tế là vậy và ta gần như chẳng thể làm được gì.

Chúng ta không thể chặn đứng xu hướng sở hữu diện tích đất đai ngày càng lớn của nông dân. 

Vậy còn các nông trại quy mô nhỏ? Liệu ta có nên quên chuyện này đi hay không?

 

TUYỆT ĐỐI LÀ KHÔNG: Chúng tôi không bảo rằng bạn không thể trồng trọt sau vườn nhà được nữa. Và chúng tôi cũng không có ý rằng các nông hộ nhỏ không nên tồn tại. Hoàn toàn không. Ngược lại là đằng khác – những giải pháp quy mô nhỏ này cần phải có ở đó và đảm bảo tự chủ thực phẩm cho những cộng đồng và khu dân cư nhỏ.

Chúng tôi tôn vinh tất cả những mảnh vườn permaculture, những khu đất nhỏ thân thiện với loài thụ phấn, những khu vườn cộng đồng, và những người nông-dân-1-mẫu đã và đang làm những công việc VĨ ĐẠI và QUAN TRỌNG.

 

Thực tế là Bees4life đã và đang trao quyền cũng như đồng sáng lập nên những sáng kiến như vậy: Chỉ cần xem mục Dự án của chúng tôi và bạn sẽ thấy. Chúng tôi cũng khởi xướng Bees4life on tour, đến thăm những con người và những dự án đang tạo ra thay đổi hướng đến các giải pháp bền vững như làng sinh thái, nông trại permaculture, vườn cộng đồng, và các dự án tương tự.

ĐỒNG THỜI, HÃY CÙNG LÀM RÕ THỰC TẾ LÀ: Ở thời điểm hiện tại, đại đa số (hơn 90%) nông trại trên toàn thế giới dường như là nông trại quy mô nhỏ, chiếm khoảng 53% toàn bộ diện tích đất nông nghiệp

Con số 90% là số liệu do Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc FAO công bố vào năm 2014 Thực trạng lương thực và nông nghiệp 2014: Sáng tạo trong nông nghiệp gia đình FAO, Rome (2014), cho rằng các nông hộ là những người đang nuôi sống thế giới.

Một nông hộ được định nghĩa là một hộ nông dân sở hữu không quá 10 héc-ta đất, có thể không phải là vườn cây ăn trái nhỏ xinh mà bạn nghĩ đến khi nhắc tới “nông trại gia đình”.

 

Nông dân canh tác với quy mô hộ gia đình vẫn là nhóm chiếm đa số, tuy nhiên lại chỉ nắm giữ một nửa diện tích đất nông nghiệp trên toàn thế giới.

Mặt khác, điều này có nghĩa là 10% số nông dân còn lại là nông dân canh tác quy mô lớn, nắm giữ 47% diện tích đất nông nghiệp còn lại.

Tóm lại là: Phải, nông dân quy mô lớn có thể không (chưa) phải là nhóm chiếm đa số, nhưng họ nắm giữ gần một nửa diện tích đất nông nghiệp (!).

 

Làm thế nào để nuôi sống thế giới

 

Dù sao thì bài viết này vẫn xoay quanh việc nuôi sống thế giới cũng như các xu hướng trong tương lai liên quan đến sự vận động của nền kinh tế chúng ta.

Quay trở lại với các nông trại quy mô lớn. Để nuôi sống thế giới, đúng là có vẻ như chúng ta phải bám lấy hình ảnh những người nông dân với diện tích đất canh tác lớn.

Chỉ có như thế ta mới có thể tận dụng lợi thế kinh tế theo quy mô, đưa ra mức giá cạnh tranh, và sản xuất một lượng lớn lương thực thực phẩm cho đại chúng.

Dừng khoảng chừng là vài giây trước khi có người cảm thấy vô vọng, giờ chúng ta mới đến phần hay ho này.

Một câu hỏi CỰC KỲ THÚ VỊ là: Liệu chúng ta có nhất thiết phải níu lấy MÔ HÌNH ĐỘC CANH vốn rất có vấn đề hay không?

Hạnh phúc thay, câu trả lời là… KHÔNG!

Không nhất thiết. Chúng ta vẫn có thể khám phá các phương pháp canh tác quy mô lớn khác.

Giờ ta có thể đặt thêm một số câu hỏi và khám phá thêm các cách tiếp cận, chẳng hạn như:

  • Liệu chúng ta có thể có những cánh đồng hoa màu lớn trồng xen kẽ với các cây phân xanh không?
  • Vậy còn những cánh đồng hoa màu lớn nhưng trồng nhiều loại cây lương thực chứ không chỉ độc canh một loài?
  • Liệu có nông trại quy mô lớn nào vẫn có lợi nhuận ngay cả khi áp dụng các phương pháp permaculture không?
  • Và đồng thời: Liệu nông nghiệp phục hồi (restoration farming) hay nông nghiệp tái sinh (regenerative farming) có phải là tương lai thực sự của nông nghiệp?
  • Vậy còn nông nghiệp sinh thái (agroecology) và nông nghiệp biodynamic? Liệu những loại hình này có khả thi trên quy mô lớn hay không?

         Hãy cùng đi sâu vào những câu hỏi này…

        Để nông nghiệp tái sinh và permaculture quy mô lớn nuôi sống thế giới

         

        Tại trang trại cà phê Bùi, những cây cà phê được trồng xen với cây ăn trái và cỏ dại, đóng vai trò như các nguồn cung cấp vật chất hữu cơ cũng như thức ăn cho các loài thụ phấn.

         

        Chìa khóa ở đây là đạt được điểm cân bằng giữa năng suất và tính bền vững.

        Permaculture ở quy mô lớn là một phương pháp canh tác mang lại nhiều lợi ích, trong đó có cả lợi ích cho các loài côn trùng.

        Những khái niệm liên quan khác bao gồm nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp phục hồi, nông nghiệp tái sinh, nông nghiệp biodynamic, và nông nghiệp bền vững.

        Rất nhanh thôi, vậy permaculture là gì?

        Permaculture vốn là một khái niệm nông nghiệp và làm vườn bền vững dựa trên việc quan sát tỉ mỉ và mô phỏng các hệ sinh thái tự nhiên cùng các chu trình trong tự nhiên.

        Khái niệm này được xây dựng từ những năm 1970 bởi một người Úc là Bill Mollison cùng với học trò của ông là David Holmgren.

        Có nhiều cách khác nhau để đạt được permaculture, bao gồm việc trồng thêm cây ăn trái và rau củ cùng các loại ngũ cốc để đảm bảo sự tồn tại mang tính thiết yếu của đa dạng sinh học.

        Người nông dân chính là đang áp dụng các khái niệm của permaculture khi họ nghiên cứu về mối quan hệ giữa các loài thực vật trong vườn của mình. Sau đó họ nhóm chúng lại và kết hợp chúng với nhau. Bất cứ chất thải nào cũng sẽ được tái sử dụng, ví dụ như qua việc sản xuất phân bón.

        Vậy còn nông nghiệp tái sinh là gì?

        Nông nghiệp tái sinh là một cách tiếp cận nông nghiệp loại bỏ thuốc trừ sâu và phân bón tổng hợp, đồng thời hướng đến việc cải thiện việc tái sinh lớp đất mặt, đa dạng sinh học, và chu trình nước.

         

        Có thể bạn sẽ thắc mắc rằng liệu có khả thi không khi cố gắng vừa cân bằng giữa năng suất và tính bền vững, vừa tạo ra lợi nhuận?

        Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu với bạn một số doanh nghiệp canh tác tái sinh có lợi nhuận.

        Hãy cùng học hỏi từ những ví dụ này để hiểu được cách nuôi sống thế giới mà không hủy hoại hành tinh.

         

        Sản xuất lương thực thiết yếu theo hướng tái sinh 

        Học hỏi từ Mark Shepard với Trang trại New Forest (Khu rừng Mới) rộng 106 mẫu Anh. Bạn sẽ thấy rằng việc trồng cây lương thực theo hướng canh tác phục hồi là khả thi.

         

        Phục hồi đất với tác động từ động vật

        Đồng cỏ White Oak (Sồi Trắng) là một trang trại rộng 3.200 mẫu Anh, chuyên sản xuất rau hữu cơ và các sản phẩm từ động vật được chăn thả và đối xử nhân đạo.

         

        Vườn cây ăn trái theo hướng permaculture

        Với ví dụ từ Trang trại Miracle (Phép màu) tại Canada của Stefan Sobkowiak, chúng ta sẽ khám phá cách trồng cây ăn trái trên quy mô lớn mà không làm tổn hại hệ sinh thái.

         

         

        Đọc thêm