6 LÝ DO KHIẾN LOÀI ONG TUYỆT CHỦNG
Xem video dưới đây của Kurzgesagt
SỐ LƯỢNG ONG ĐANG SỤT GIẢM MẠNH
Sự suy giảm của loài ong giải thích cho sự suy giảm số lượng bầy ong trong quần thể ong (Apis mellifera).
Chúng ta đang mất đi một lượng lớn ong mật trong những năm gần đây.
Dưới đây là những con số thống kê trên toàn thế giới.
SUY GIẢM SỐ LƯỢNG ONG THỢ DẪN ĐẾN SỰ RỐI LOẠN SỤP ĐỔ BẦY ĐÀN Ở BẮC MỸ
Ở Mỹ, tình trạng này được gọi là CCD (Colony Collapse Disorder). Tình trạng này được phát hiện chủ yếu ở Mỹ và đôi khi ở Châu Âu.
Tác động của CDC làm suy giảm nghiêm trọng số lượng ong thợ trưởng thành. Ong thợ chịu trách nhiệm cho phần lớn các công việc của bầy ong. Do đó, sự vắng mặt của chúng dẫn đến cái chết của cả bầy.
Ở Mỹ, từ năm 2007-2014, tỷ lệ bầy ong biến mất vào mùa đông liên quan đến hiện tượng CCD rất cao (20,5% – 60%). Theo các nguồn khác, tỷ lệ này lên đến 30% – 90%1. Other sources report losses of 30% to 90% in the USA2.
SỰ SUY GIẢM CỦA ONG Ở CHÂU ÂU
BẦY ONG GIẢM MẠNH Ở CÁC NƠI KHÁC TRÊN THẾ GIỚI
Con số chính xác dường như chỉ được biết đến ở Hoa Kỳ và Châu Âu. 4.
Thông tin thêm về các khu vực khác trên thế giới, như Nam Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc và Châu Phi:
Ong suy giảm ở Nam Mỹ
Số liệu duy nhất được công bố là ở Brazil, Uruguay và Argentina. Theo báo cáo, loài ong ước tính suy giảm từ 30-50% mỗi năm.5. Tuy nhiên, chỉ có một số ít nguồn nghiên cứu khoa học về tình trạng đàn ong biến mất ở Nam Mỹ.
Ong suy giảm ở Ấn Độ
Có bốn trong số năm loài ong mật chính sống ở Ấn Độ, phản ánh sự đa dạng sinh học tương đối lành mạnh. Tuy nhiên, ước tính 75% mật ong được sản xuất ở Ấn Độ đến từ loài Apis dorsata hoang dã. Nhưng số lượng Apis dorsata, loài phổ biến nhất Ấn Độ, đã giảm 20% chỉ sau 10 năm. Các chuyên gia cho rằng các thảm họa môi trường như phá rừng và cháy rừng gây ra điều này. Một nguyên nhân nữa là việc nhập các loài ong phương Tây và các loài gây hại đi kèm. Điều này khiến các tổ ong hoang dã tại địa phương bị lây nhiễm.6.
Ong suy giảm ở Trung Quốc
Ở tây nam Trung Quốc, việc dùng thuốc trừ sâu quá mức đã quét sạch nhiều đàn ong hoang dã. Những đàn ong này đã từng thụ phấn cho các vườn táo và lê. Ngày nay, những khu vực này đòi hỏi sự thụ phấn bằng tay như sử dụng cọ vẽ. Tuy nhiên phương thức này chỉ khả thi đối với cây trồng có lợi nhuận cao. 7.
Ong suy giảm ở châu Phi
Tình hình ong suy giảm, đặc biệt ở Kenya, đang trở nên rắc rối giống như ở Châu Âu và Mỹ. “Trước hết rừng bị chặt phá để sản xuất nông nghiệp. Sau đó, ong tiếp xúc với thuốc trừ sâu dẫn đến sự suy giảm số lượng ong (báo cáo bởi những người nuôi ong). Kenya, nơi từng có nguồn cung mật ong bản địa phong phú, giờ phải nhập khẩu mật ong”.(Theo Tiến sĩ Baldwyn Torto từ Trung tâm Sinh lý và Sinh thái Côn trùng Quốc tế (icipe), có trụ sở tại Kenya)8
Tại sao loài ong đang suy giảm mạnh và dần tuyệt chủng?
Không có nguyên nhân đơn lẻ nào cho việc ong biến mất. Đó là sự tương tác của nhiều nguyên nhân khác nhau.
Những bài phỏng vấn với những người nuôi ong và các bài báo khoa học từ các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới xác nhận điều này.
Tuy nhiên, môi trường sống thu hẹp dần là một trong những lý do chính khiến ong tuyệt chủng.9. Vậy tại sao ong mật suy giảm và thực tế chưa có giải pháp triệt để nào.
Hoạt động của con người là nguyên nhân chính trong việc truyền bệnh và ký sinh trùng tấn công ong mật.(theo Robert Owen, trong Cẩm nang nuôi ong Úc).“Nhiều vấn đề được gây ra bởi hành động của con người. Do đó, chỉ có thể được giải quyết bằng những thay đổi trong hành vi của con người”.
Nhấp vào nút để đọc thêm về các lý do quan trọng nhất cho sự tuyệt chủng của ong mật và các loài thụ phấn khác:
Phương pháp canh tác hiện đại
Độc canh cây trồng và những khu vườn không có hoa làm suy giảm môi trường sinh sống của loài ong mật. Việc sử dụng thuốc trừ sâu làm truyền chất độc, là ảnh hưởng đến sự sống của ong mật và các loài thụ phần.
Ký sinh trùng và bệnh dịch
Varroa, một số loài ve và ký sinh trùng là nguyên nhân chính cho sự biến mất của các bầy ong mật.
Nuôi ong lấy mật
WiFi
Kẻ thù mới
Biến đổi khí hậu
Khí hậu toàn cầu đang nóng lên dẫn đến sự biến động thời tiết thất thường. Những thay đổi này tác động đến loài ong mật và các loài thụ phấn ở nhiều mức độ khác nhau.